Hiển thị các bài đăng có nhãn Con đường sự nghiệp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Con đường sự nghiệp. Hiển thị tất cả bài đăng

Lộ trình sự nghiệp của nghề lập trình

Trong quá trình tìm kiếm Career Path của các nghề, mình tìm thấy một bài viết của  có những chia sẻ rất giản dị và hữu ích cho các bạn trẻ đang đi tìm hiểu về nghề lập trình.
Ảnh chỉ mang tính chất mình họa ^_^
Tóm tắt lại rằng với các bạn theo nghề lập trình cũng có 2 hướng cho bạn chọn: 1 là trở thành chuyên gia, 2 là thành quản lý.
Bạn sẽ bắt đầu với một vị trí rất chung chung và gà gà gọi là Fresher sau đó sẽ chuyên sâu hơn 1 chút gọi là developer và sau đó bạn sẽ bắt đầu phân nhánh vào các chức danh cụ thể như là Quản lý nhóm hay Chuyên gia cao cấp. 

Chuyên gia và quản lý sẽ có các cấp độ khác nhau vì vậy lộ trình sự nghiệp của bạn sẽ còn rất dài để phấn đấu, vì vậy, chọn cho mình hướng sự nghiệp ngay từ đầu để chuẩn bị cho các kỹ năng phục vụ cho vị trí đó sẽ giúp bạn sau này có được sự thuận lợi hơn những người khác. 

Các bạn có thể tham khảo bảng dưới đây
Hướng quản lý (Management)Hướng kĩ thuật (Technical)tech
Team Lead
Bạn trở thành leader của 1 team nho nhỏ, khoảng 3-6 thành viên. Ngoại trừ code ra, bạn còn phải họp hành với cấp trên, báo cáo với khách hàng, quản lý cấp dưới. Ở giai đoạn này, bạn sẽ dần học thêm 1 số kĩ năng lãnh đạo, kĩ năng quản lý v…v. Ở 1 số cty nhỏ, developer lâu năm, có kinh nghiệm sẽ lên team leader.Bạn vẫn còn khá nhiều thời gian code, code giỏi có thể sẽ làm thành viên trong team tôn trọng hơn. Mức lương cho team lead thường khoảng 1000-1500$
Senior Developer
Sau một thời gian làm việc, bạn nắm vững, hiểu rộng và sâu nhiều công nghệ + qui trình. Ở vị trí này, ngoại trừ khả năng code “thần thánh”, bạn còn phải biết đưa ra design, đưa ra solution. Ngoài ra, bạn còn phải hướng dẫn chỉ bảo các em junior mới vào, cũng như tham gia code review v…v.Đôi khi senior dev cũng kiêm luôn vị trí team leader, do đó bạn cũng cần một chút kĩ năng diễn đạt và lãnh đạo. Mức lương cho Senior Developer cũng khoảng 1000-1500$(hoặc hơn)
Project Manager
Lên đến vị trí này, bạn sẽ có rất ít hoặc hầu như không có thời gian code. Đa phần thời gian của bạn dùng để đọc báo, lướt voz, lướt webtretho …. Đùa đấy, công việc chính của bạn bây giờ là báo cáo, quản lý, lãnh đạo, lâu lâu bạn còn bị bắt đi PV 1 số ứng viên để tuyển thành viên cho dự án nữa.Bạn là người quyết định thành bại của 1 dự án, do đó nếu dự án thành công bạn sẽ được thưởng 1 khoản bonus kha khá, tùy cty. Mức lương cho PM vào khoảng 1000-2000$
Technical Lead
Bạn cần hiểu biết về công nghệ sâu và rộng, vì chính bạn là người lựa chọn công nghệ, qui trình… của 1 dự án. Những quyết định lớn về thiết kế, cấu trúc code … sẽ do bạn chịu trách nhiệm. Ở giai đoạn này, ngoài việc technical “cứng”, bạn còn phải giỏi thuyết trình, hướng dẫn, giải thích… Vì sao á? Lead đưa ra vấn đề thì phải giải thích hợp lý, thành viên khác nó mới hiểu, nể và làm theo chứ.Mức lương cho vị trí này vào khoảng 1500-2500$.
Manager/Director
Chúc mừng, ở vị trí này bạn đã được gọi là sếp, cấp trên, lãnh đạo, … Lúc này bạn sẽ không có thời gian mà code, suốt ngày họp hành, giao việc, phỏng vấn, trao đổi với các bộ phận. phòng ban, xử lý việc hành chính…Mình không có thông tin về mức lương, thưởng v…v của vị trí này.
Software Architect
Muốn đạt chức danh này, ít nhất bạn phải có 10-20 năm trong ngành. (Nhìn thằng nào mặt mũi trẻ măng mà vỗ ngực tự xưng SA thì đừng tin). Công việc của bạn khá gian khổ: Từ một yêu cầu “mơ hồ” của khách hàng, bạn phải làm việc với BA để đánh giá solution, làm việc với PM để xây dựng 1 team, làm việc với Technical Lead để thiết kế, đưa ra các quyết định quan trọng về kiến trúc.Vị trí này mặc dù không có quyền quản lý, nhưng lại có khả nhiều quyền lực ngầm. Mức lương cũng ngang ngửa hoặc cao hơn cả manager.
Chi tiết về bài viết và nguồn tham khảo các bạn có thể xem tại
https://toidicodedao.wordpress.com/2015/06/18/con-duong-phat-trien-su-nghiep-career-path-cho-developer/

Lộ trình nghề Xây dựng

Chúng ta đã đi qua kha khá lý thuyết về Career Paths nhưng một Career Paths thực sự thì hình như chưa thấy đâu cả. Sau đây, B.School sẽ giới thiệu một ví dụ về một lộ trình sự nghiệp trong nghề Xây dựng

Sự nghiệp nghề xây dựng trên thị trường trong những năm gần đây dựa trên nền tảng công nghệ cao, có tiềm năng thu nhập rất lớn và cơ hội du lịch thế giới. Dưới đây là lộ trình sự nghiệp của nghề:

Lộ trình sự nghiệp của trong Nghề xây dựng
Một số chú thích
1. Middle School: Trường trung học
2. High School or Tech School : Trường trung học phổ thông hoặc trường nghề
3. Industry Apprenticeship: Tập sự
3.1. Craft Professional: Chuyên gia kỹ thuật
3.2. Crew Leader/ Foreman: Trưởng nhóm / Đốc công
3.3. Superintendent: Giám sát
4. Community or  Technical College: Trường cao đẳng công nghệ hoặc Cộng đồng
4.1. Entry Level: Mới tốt nghiệp
5. University Degree: Bậc đại học
5.1. Assitant Project Manager: Trợ lý dự án
5.2. Project Manager: Quản lý dự án
6. Senior MGMT: Quản lý cấp cao
7. CEO, Excutive or Officer: Giám đốc điều hành

Chi tiết về các bậc trong lộ trình xem tại http://byf.org/about

Tìm hiểu thêm về NCCER - tổ chức đã phát triển công cụ và lộ trình này
http://www.nccer.org/new-to-nccer

NCCER (The National Center for Construction Education and Research) là một quỹ giáo dục phi lợi nhuận thành lập năm 1996
NCCER is a not-for-profit 501(c)(3) education foundation created in 1996 as The National Center for Construction Education and Research. It was developed with the support of more than 125 construction CEOs and various association and academic leaders who united to revolutionize training for the construction industry. Sharing the common goal of developing a safe and productive workforce, these companies created a standardized training and credentialing program for the industry. This progressive program has evolved into curricula for more than 70 craft areas and a complete series of more than 70 assessments offered in over 4,000 NCCER-accredited training and assessment locations across the United States.

Các Nhóm Nghề

Nông nghiệp và Ngoài trời

Họ nuôi trồng thực vật và động vật. Nhiều người làm việc trên cánh đồng. Số khác làm việc ở các nhà kính. Số khác nữa ở phòng thí nghiệm. Hoặc ở chợ, bán thực phẩm. 

Quản trị

Họ làm việc để duy trì hoạt động một doanh nghiệp. Họ nắm giữ tiền bạc. Họ lưu trữ dữ liệu. Một số làm việc với cộng đồng. Một số khác làm việc trong văn phòng. 

 Xây dựng

Họ làm việc ở các công trình, bao gồm đường cao tốc, cầu, nhà và tòa nhà.

Sức khỏe 

Họ giúp mọi ngườ nâng cao sức khỏe. Giúp đỡ những người bị thương hoặc bị bệnh. Họ làm việc với bệnh nhân. Một số công việc trong phòng thí nghiệm. Một số lưu giữ hồ sơ y tế.

Khách sạn

Họ giúp mọi người thực kế hoạch nghỉ ngơi. Họ chạy tour du lịch và sự kiện. Họ chuẩn bị thực phẩm. Họ làm việc tại các khách sạn, khu du lịch

Dịch vụ cá nhân

Họ làm việc những với nhu cầu của người khác. Một số trợ giúp với các vấn đề về tâm thần hoặc sức khỏe. Họ cũng giúp đỡ cả trẻ em, học sinh và sinh viên. Một số cung cấp dịch vụ phổ biến như cắt tóc và móng tay.

Chế tạo

Họ là những công nhân xây dựng hoặc thiết kế. Một số sửa chữa xe ô tô hoặc máy bay. Những người khác chuẩn bị thức ăn với số lượng lớn. Nhiều người làm việc thủ công

An toàn công

Họ làm việc để bảo vệ công dân khỏi những mối nguy hại. Một số thi hành pháp luật. Số khác cung cấp các trợ giúp pháp lý cho những người cần nó.

Bán hàng

Họ bán những sản phẩm. Một số khác bán các dịch vụ. Hầu hết họ đều làm việc với đại chúng. Một số quảng bá sản phẩm đến khách hàng muốn mua.

Giao thông vận tải  

Họ di chuyển mọi thứ bằng các đường khác nhau: đường bộ, đường không, đường sắt, đường và thủy. Những người khác sửa chữa xe. Một số khác chắc chắn rằng các sản phẩm và người nhận được đến đúng nơi đúng giờ.

Dịch từ iSeek




Một Nhóm Nghề là gì?


Để có một nghề nghiệp tốt, bạn phải có những lựa chọn tốt và  làm việc chăm chỉ. Đầu tiên, bạn nên biết bạn có những lựa chọn gì.

Kế hoạch cho nghề nghiệp của bạn nghĩa là gì
Những nghề nghiệp tốt không tự nhiên xảy ra. Hãy nghĩ về lúc bạn nấu bữa tối. Để nấu một bữa tối ngon, bạn phải lên kế hoạch cho việc bạn muốn có, mua thức ăn, nấu nó, và phục vụ. Để có một sự nghiệp tốt, bạn cũng phải lên kế hoạch, sau đó ra quyết định và làm việc chăm chỉ.

Bạn có thể lên kế hoạch bữa ăn trong một tối, nhưng một nghề nghiệp tốt cần thời gian lâu hơn để lên kế hoạch. Làm việc chăm chỉ có thể không vui vẻ, nhưng nó có thể dẫn tới những điều tốt đẹp.

Bước đầu tiên trong lập kế hoạch một nghề nghiệp là biết bạn có những lựa chọn hoặc khả năng gì. Để có những lựa chọn tốt, bạn sẽ cần biết làm thế nào để so sánh những lựa chọn nghề nghiệp của bạn.

Học về Nhóm Nghề Nghiệp và Lựa chọn của bạn

Một nhóm nghề nghiệp là nhóm các nghề nghiệp có chung các đặc trưng cơ bản. Nếu bạn thích một công việc trong một nhóm, bạn chắc chắn sẽ phải tìm các công việc trong nhóm có những điểm mà bạn thích.

Dưới đây là các ví dụ về ba nhóm nghề nghiệp khác nhau

  • Sức khỏe (Healthy): Lao động trong nhóm này giúp mọi người có sức khỏe tốt .Một vài nhóm làm việc trực tiếp với con người, một vài không. Nhóm này bao gồm những công việc như chăm sóc sức khỏe tại gia đình,  siêu âm, dược, chuyển đổi y tế.
  • Quản trị (Business): lao động trong nhóm này giúp doanh nghiệp chạy trơn tru. Nhóm nghề này bao gồm các công việc như nhân viên văn phòng, lễ tân, kiểm tra tín dụng, lao công.
  • An toàn công (Public Safety) – Lao động trong nhóm nghề này bảo vệ mọi người và thi hành luật. Nhóm nghề này gồm các công việc như bảo vệ, thư ký tòa án và bảo vệ tính mạng 



Bước tiếp theo: Để tìm ra con đường sự nghiệp có thể phù hợp với mục tiêu của bạn, hãy sử dụng Công cụ Tìm Nghề Nghiệp

Các bạn có thể tham khảo về các nhóm nghề (tiếng Anh) trước khi có bản dịch tại đây
http://www.iseek.org/careers/clusters.html

  • Dịch từ iseek.org

Tìm kiếm Lộ trình Nghề nghiệp

Bạn có muốn đưa công việc của bạn trở thành một nghề nghiệp? Bạn có thể biến công việc hiện tại trở thành một phần nghề nghiệp của bạn? Những bài viết sau đây sẽ giúp bạn biết nhiều hơn về những nghề nghiệp và kiến thức bạn cần cho sự nghiệp của mình




Nếu bạn đang lên kế hoạch cho một nghề nghiệp, bạn sẽ cần biết những lựa chọn hoặc các khả năng mà bạn cần có cho nghề nghiệp đó. Để có những lựa chọn tốt, bạn sẽ cần biết làm thế để so sánh những lựa chọn của bạn.

Khám phá những nhóm nghề nghiệp, lộ trình nghề nghiệp khác nhau, và học về những thứ phải bỏ ra hoặc trình độ bạn cần cho những nghề nghiệp khác nhau.

Học về những nghề nghiệp và lộ trình nghề nghiệp khác nhau.

Khi bạn cân nhắc những ưu và khuyết điểm của việc đi học, suy nghĩ về những điều mà học vấn có thể đem lại. Người có trình độ đại học hoặc đào tạo nghề chính thức thường kiếm nhiều tiền hơn so với những người không có bằng cấp.

Dịch từ
https://www.iseek.org/mymncareers/finish-school/find-career-paths.html


Tiến trình thay đổi của Một công việc và Một nghề nghiệp

Bạn có thể bắt đầu sự nghiệp của bạn ngay bây giờ. Hoặc bạn có thể tiếp tục di chuyển từ công việc này đến công việc khác mà không có một kế hoạch nào. Học cách hiểu lựa chọn của bạn ảnh hưởng đến việc bạn được trả lương bao nhiêu ở hiện tại và trong tương lai

Kế hoạch sự nghiệp có thể đưa bạn đi tới đâu?
Hai người dưới đây đi làm mỗi ngày. Cả hai đều thay đổi công việc trong một vài năm. Một người có một kế hoạch sự nghiệp. Người kia không có kế hoạch. Nhìn vào đồ thị phía dưới để tìm ra mỗi lựa chọn của họ ảnh hưởng đến các công việc của họ thế nào



Bốn năm trước
Hai năm trước
Một năm trước
Hôm nay
Người A
·         Tham gia lớp tiếng Anh ở Trung tâm ABC
·         Làm việc ở một nhà hàng : lau bàn và giúp phục vụ
·         6,15$/h
·         Quyết định tìm cách làm thế nào để tăng kỹ năng để được trả lương cao hơn
·         Kết thúc khóa học tiếng anh
·         Đề bạt lên phụ bếp
·         10$/h
·         Tham gia lớp GED
·         Tham gia 2 đợt kiểm tra GED nhưng chỉ qua một
·         Làm việc với vai trò là phụ tá nhưng kiêm một số trách nhiệm của quản lý
·         $10/h
·         Vượt qua 3 bài kiểm tra GED
·         Suy nghĩ về việc đi học cao đẳng ngành quản lý nhà hàng
·         Bỏ việc để làm việc ở vị trí trợ lý quản lý của một nhà hàng mới mở
·         $13/h
Người B
·         Tham gia lớp tiếng Anh ở Trung tâm ABC
·         Làm việc ở một nhà hàng : lau bàn và giúp phục vụ
·         6.15/hour
·         Muốn một công việc được trả nhiều tiền hơn



·         Bỏ việc
·         Nhận việc là Vị trí gác cổng
·         $7/h
·         Kết thúc khóa học tiếng anh , bắt đầu lớp GED
·         Bỏ việc
·         Làm việc trong nhà máy sản xuất thực phẩm
·         $9/h
·         Vượt qua bài kiểm tra GED
·         Bỏ việc cũ
·         Làm việc ở Trung tâm chăm sóc sức khỏe
·         $8/h
Dịch từ https://www.iseek.org/mymncareers/finish-school/job-vs-career-timeline.html