Hiển thị các bài đăng có nhãn Nghề nhân sự. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nghề nhân sự. Hiển thị tất cả bài đăng

3 câu chuyện phải chuẩn bị kỹ trước bất kỳ cuộc phỏng vấn nào

3 câu chuyện phải chuẩn bị kỹ trước bất kỳ cuộc phỏng vấn nào
Rất nhiều bạn quên rằng 3 câu hỏi sau đây mới thật sự là “vũ khí bí mật” của các nhà tuyển dụng để tìm hiểu xem ứng viên có thật sự phù hợp với văn hóa công ty và các đồng nghiệp trong tương lai hay không.
3-cau-chuyen-trong-cuoc-phong-van-vietnamworks-hrinsider
Vòng phỏng vấn là ngưỡng cửa cuối cùng của nhiều bạn trẻ đến với công việc mơ ước của mình. Có lẽ điều đầu tiên mà các bạn sẽ làm khi nhận được thư mời phỏng vấn của công ty là xem lại resume hay CV một lượt. Nhiều bạn kỹ hơn thì lên xem lại mô tả công việc để hôm sau có thể trả lời lưu loát với nhà tuyển dụng. Thế nhưng, rất nhiều bạn quên rằng 3 câu hỏi sau đây mới thật sự là “vũ khí bí mật” của họ để tìm hiểu xem ứng viên có thật sự phù hợp với văn hóa công ty và các đồng nghiệp trong tương lai hay không.

Hãy kể một vấn đề mà bạn đã đứng ra giải quyết

Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu về khả năng giải quyết vấn đề của bạn thông qua câu chuyện mà bạn kể. Họ muốn biết bạn có sáng tạo, có tính tổ chức, có dám can đảm đứng ra giải quyết vấn đề đó hay không.

Tìm ra lời giải cho câu hỏi này là không khó, vì nó có sẵn trong công việc hàng ngày mà bạn gặp phải rồi. Chỉ có điều, trong tích tắc khi được nhà tuyển dụng hỏi, nhiều bạn thấy đầu óc mông lung, nhớ hoài chẳng ra một câu chuyện nào mà mình đã đứng ra giải quyết cả. Vì vậy, trước ngày phỏng vấn, hãy lục lại những sự kiện cũ, chuẩn bị trước cho mình một câu chuyện đúng, hay, lồng ghép được khả năng và kinh nghiệm giải quyết vấn đề của bản thân. Chỉ cần kể được câu chuyện này, bạn đã hơn nhiều ứng viên khác rồi.

Hãy kể một tình huống mà bạn đối mặt với những bất hòa trong nhóm

Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu về tính cách của bạn nhiều hơn là cách bạn giải quyết mâu thuẫn đó. Bạn là mẫu người nóng tính, ôn hòa, nhút nhát, hay máu lửa, tất cả đều được thể hiện qua câu chuyện này.

Kinh nghiệm cho thấy, đa số các bạn trẻ lèo lái câu chuyện của mình theo hướng ôn hòa, với suy nghĩ sẽ chiếm được cảm tình của nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, đó không phải là một ý hay, vì khi ai cũng chọn cách này thì bạn sẽ trở nên mờ nhạt so với các ứng viên khác. Cách tuyệt vời nhất là hãy kể một câu chuyện đúng, thể hiện hết cá tính của bản thân.

Hãy kể một thành công đáng tự hào nhất mà bạn từng đạt được

Ở câu hỏi này, nhà tuyển dụng thực sự muốn nhìn thấy niềm đam mê, sự khát vọng của bạn được thể hiện qua lời kể. Họ hầu như không quan tâm nhiều đến thành tựu của bạn, mà là làm sao và như thế nào bạn đạt được thành công đó.

Cũng giống như 2 câu hỏi trên, nếu bạn không chuẩn bị trước, bạn sẽ không tìm được một câu chuyện thành công mà bạn thật sự đã làm hết sức mình để đạt được. Vì vậy, hãy chuẩn bị trước, rồi hãy kể lại cho nhà tuyển dụng nghe một cách thật hào hứng, có lửa, có nhiệt huyết để thể hiện được chính xác nhất bản thân mình.

Nói tóm lại, ngoài kĩ năng chuyên môn, 3 câu hỏi trên đây sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về bản thân bạn để họ có thể ra được quyết định cuối cùng chính xác nhất. Chỉ cần chuẩn bị trước 3 câu chuyện nêu trên, bạn đã đến gần hơn với công việc mơ ước của mình rồi.

–HR Insider / VietnamWorks–

Lý thuyết tảng băng trôi trong tuyển dụng

Lý thuyết tảng băng trôi trong tuyển dụng
Mô hình tảng băng trôi trong tuyển dụng coi trọng giá trị tiềm ẩn của ứng viên hơn kỹ năng và kinh nghiệm của họ.
Iceberg Theory - iBEGIN
Bạn đã bao giờ nghe nói về lý thuyết Tảng băng trôi? Nguyên lý của tên gọi ấy bắt nguồn từ thực tế: phần nhìn thấy được của tảng băng nhỏ hơn nhiều so với phần ẩn đi dưới mặt nước.

Tương tự như vậy, khi áp dụng mô hình tảng băng trôi cho việc tuyển chọn nhân viên, kỹ năng, kinh nghiệm của ứng viên thường ít quan trọng hơn so với những giá trị tiềm ẩn mà ứng viên có thể mang lại cho công ty của bạn.

Những năng lực tiềm ẩn

Lý thuyết này chỉ ra những năng lực tiềm ẩn giúp ứng viên trở thành sự lựa chọn tốt nhất cho một vị trí cụ thể tại doanh nghiệp của bạn.

  • Kỹ năng: Điều mà người ta có thể làm tốt, chẳng hạn như lập trình máy tính.
  • Kiến thức: Những gì người ta biết về một chủ đề cụ thể, chẳng hạn như ngôn ngữ máy tính.
  • Giá trị: Hình ảnh của một cá nhân trong một tập thể; nó thể hiện điều gì là quan trọng và phản ánh giá trị của họ, chằng hạn như một lập trình viên chăm chỉ hay một nhà lãnh đạo tận tâm.
  • Cách nhìn nhận về bản thân: Phản ánh bản sắc của một người, chẳng hạn như họ xem mình như một chuyên gia máy tính thông minh và hài hước.
  • Đặc điểm: Tính cách của một người. Nó thể hiện qua cách mà chúng ta mô tả về người ấy (ví dụ, “cô ấy đáng tin cậy” hay “anh ấy dễ thích nghi”). Những đặc điểm này là hành vi, thói quen mà chúng ta nhận ra ở họ.
  • Động cơ: Suy nghĩ trong vô thức hướng chúng ta có những hành động để đạt được thành công (ví dụ: cảm giác đạt được thành tựu nào đó và muốn làm mọi thứ trở nên tốt hơn).
Thật không may, một hồ sơ chỉ có thể cho bạn biết về các kỹ năng và kiến thức dựa trên học vấn, kinh nghiệm làm việc trước đây của ứng viên. Hai đặc điểm này là đỉnh của tảng băng trôi – phần mà ta nhìn thấy được trên mặt nước. Nó giúp ta dễ dàng xác định 20% năng lực của một người. 80% còn lại bao gồm những năng lực tiềm ẩn như giá trị đóng góp, cách nhìn nhận bản thân, đặc điểm và động cơ. Đây chính là phần chìm của tảng băng và rất khó để ta đánh giá các tiềm năng này

Nhận diện nhân tài.

Theo lý thuyết tảng băng trôi, yếu tố được ứng viên thể hiện rõ ràng nhất là các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc. Tuy nhiên, điều đó vẫn chưa đủ để mang đến sự thành công cho vị trí đang tuyển, mà còn phụ thuộc vào động cơ, tham vọng và giá trị cá nhân của người đó.

Ví dụ nếu bạn đang muốn tuyển dụng một quản lý bán hàng, bên cạnh việc tìm hiểu những kỹ năng, kinh nghiệm, doanh số đã đạt được, hãy tìm hiểu “tảng băng chìm” của ứng viên bằng các câu hỏi khơi gợi sự đánh giá về giá trị, đặc điểm, tính cách, động cơ…. của chính họ trong công tác quản lý.

Càng có nhiều thông tin về những giá trị tiềm ẩn mà ứng viên có thể mang lại công ty, cơ hội bạn chọn được đúng người cho vị trí này càng cao.
– HR Insider 

Chương trình: Kết nối nhà tuyển dụng và học viên iBEGIN

Lãnh đạo và quản lý... Họ có thực sự khác nhau?


Những cuộc tranh luận về đề tài lãnh đạo và quản lý đã trở thành đầu đề bàn tán sôi nổi nhiều năm nay. Tôi thấy việc phân biệt giữa quản lý và lãnh đạo là khá hữu ích, giúp chúng ta thấu hiểu rõ ràng hơn về nghệ thuật lãnh đạo và điều chỉnh cách hành xử của chính chúng ta khi tự hỏi “Liệu ta có đang thực sự lãnh đạo?”. Vậy sự khác nhau giữa quản lý và lãnh đạo là gì?
“Có một sự khác biệt rất rõ nét giữa quản lý và lãnh đạo, và cả hai đều quan trọng. Quản lý nghĩa là dẫn dắt, hoàn thành công việc, chịu trách nhiệm và tiến hành. Lãnh đạo là tạo ảnh hưởng, là dẫn dắt định hướng về cách thức, tiến trình, hành động và quan điểm. Sự khác biệt này rất quan trọng” – Theo Warren Bennis.
Tôi thích quan điểm của Warren Bennis. Trong cuốn sách “Chân dung nhà lãnh đạo” (On becoming a Leader), ông mô tả cách nhìn nhận của mình về sự khác biệt giữa quản lý và lãnh đạo như sau:

Quản lý điều hành; lãnh đạo đổi mới
Quản lý là bản sao; lãnh đạo là bản gốc
Quản lý duy trì; lãnh đạo phát triển
Quản lý tập trung vào hệ thống và cấu trúc; lãnh đạo tập trung vào con người
Quản lý dựa vào sự kiểm soát; lãnh đạo khơi gợi sự tin tưởng
Quản lý chấp nhận thực tế; lãnh đạo điều tra thực tế
Quản lý có tầm nhìn hẹp; lãnh đạo có tầm nhìn rộng
Quản lý hỏi như thế nào và khi nào; lãnh đạo hỏi cái gì và tại sao
Quản lý tập trung kết quả cuối cùng; lãnh đạo quan tâm tới phạm vi rộng lớn bên ngoài
Quản lý làm theo; lãnh đạo khởi nguồn
Quản lý chấp nhận hiện trạng; lãnh đạo thách thức nó
Quản lý là một chiến sĩ giỏi; lãnh đạo là người của chính họ
Quản lý làm đúng việc; lãnh đạo làm việc đúng

Click vào đây để đăng ký khoá học HR MTP

Đây là một danh sách khá tuyệt và luôn khiến tôi luôn phải dừng lại suy ngẫm cách hành xử của mình và tự hỏi “Tôi đang dùng hầu hết thời gian của mình ở đâu? Làm công việc tay trái hay công việc tay phải?”
Một chuyên gia khác cũng có tầm ảnh hưởng lớn về sự khác biệt giữa quản lý và lãnh đạo là của John Kotter, tác giả của cuốn sách “John P. Kotter về những gì lãnh đạo thực sự làm” (John P. Kotter on What Leaders Really Do).

Trong cuốn sách này, John đã đưa ra các nhận xét sau:
“Lãnh đạo và quản lý là hai hệ thống hành động khác biệt và tương hỗ…Cả hai đều cần thiết cho sự thành công trong môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp và không ổn định”
“Hầu hết các công ty ở Mỹ ngày nay được quản lý quá mức và chưa được lãnh đạo đúng mức”
“Lãnh đạo mạnh với quản lý yếu thì không hề tốt hơn, và đôi khi thực sự tồi tệ hơn là lãnh đạo yếu với quản lý mạnh”
“Quản lý là đối mặt với sự phức tạp…Không có quản lý giỏi, các doanh nghiệp phức tạp sẽ trở nên hỗn loạn…Quản lý giỏi đem lại trật tự và sự thống nhất…”
“Lãnh đạo, ngược lại, là đối mặt với sự thay đổi…Nhiều thay đổi hơn luôn đòi hỏi nhiều sự lãnh đạo hơn.”
“Các công ty quản lý sự phức tạp bằng cách hoạch định và dự thảo ngân sách, bằng cách tổ chức và bố trí nhân viên, bằng việc kiểm soát và giải quyết vấn đề. Ngược lại, lãnh đạo một tổ chức đối với sự thay đổi là việc định hướng (phát triển tầm nhìn tương lai và chiến lược để đạt tầm nhìn ấy), liên kết mọi người, cùng với khích lệ và tạo động lực cho họ tiếp tục đi theo định hướng đúng
Tôi thích nhận xét của John Kotter khi ông nhận định “Lãnh đạo và quản lý là hai hệ thống hành động khác biệt và tương hỗ… Cả hai đều cần thiết cho sự thành công trong môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp và không ổn định”
Sự thật là cả lãnh đạo và quản lý đều quan trọng, chúng là hai hệ thống hành động khác biệt, đều cần thiết, mỗi bên thực hiện những công việc khác nhau.
Về chủ đề này, Jim Estill cũng đưa một câu trích dẫn hay trên blog của ông - “CEO Blog - Time Leadership”, trích dẫn từ một bài báo cũ của Abraham Zaleznik trên Harvard Business Review năm 1977, với tên Lãnh đạo – Quản lý:
“Sự khác biệt giữa quản lý và lãnh đạo nằm ở các khái niệm mà họ nắm giữ, sâu trong tinh thần, về sự lộn xộn và tính trật tự.
Quản lý nắm giữ quy trình, tìm kiếm sự ổn định và kiểm soát, và theo bản năng cố gắng giải quyết các vấn đề một cách nhanh chóng – đôi khi trước khi họ hiểu rõ ý nghĩa của một vấn đề. Lãnh đạo thì ngược lại, chịu đựng sự lộn xộn và thiếu cấu trúc và sẵn sàng trì hoãn việc kết thúc để thực sự hiểu các vấn đề một cách đầy đủ hơn.
Lãnh đạo doanh nghiệp có nhiều việc để làm như các nghệ sĩ, nhà khoa học và những người có tư duy sáng tạo khác, hơn cả những gì họ làm với các quản lý. Các tổ chức cần cả quản lý và lãnh đạo để thành công, nhưng để doanh nghiệp phát triển thì đòi hỏi cần giảm sự tập trung vào chiến lược, lý luận đồng thời nuôi dưỡng một môi trường cho phép sự sáng tạo và trí tưởng tượng có thể bung nở”.
Cuối cùng, chúng ta cần giỏi lãnh đạo trước và giỏi quản lý sau, “cái gì và tại sao”… rồi mới đến… “như thế nào và khi nào”!
Hãy ngẫm nghĩ về cách hành xử của bạn trong những tháng qua và tự hỏi:
Bạn thấy mình dùng hầu hết thời gian của mình ở đâu? Quản lý hay lãnh đạo?
Hai công việc quản lý nào có thể giao phó trong tuần này? Bạn cần tập trung cải thiện hai hành vi ứng xử nào để nâng cao tính lãnh đạo trong tuần này?


_Pace.edu_

Giải pháp gỡ rối tài chính cho doanh nghiệp

Rắc rối tài chính làm cho doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn: sản xuất bị đình trệ, nhân viên có thể bị sa thải hàng loạt, uy tín và vị thế đang có trên thị trường có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng…
Vì lẽ đó, rắc rối tài chính luôn là "cơn ác mộng" của các công ty. Tuy vậy, vấn đề nào cũng sẽ có cách giải quyết, các rắc rối tài chính vẫn có thể được giảm nhẹ, và việc này phụ thuộc phần lớn vào năng lực xử lý các tình huống tài chính của bạn – người chủ doanh nghiệp. Dưới đây là những cách sẽ giúp bạn phần nào khi gặp phải những rắc rối này.

1. Tuân thủ nghĩa vụ thuế
Quy tắc thứ nhất dành cho những công ty đang gặp rắc rối tài chính là hoàn thành đúng hạn việc đóng các khoản thuế theo luật định.
Nếu hoạt động kinh doanh của bạn thuộc hình thức doanh nghiệp cổ phần hay công ty trách nhiệm hữu hạn, và các cơ quan thuế có thẩm quyền phạt bạn vì lý do chậm nộp thuế, thì niềm tin của đối tác vào công ty bạn sẽ giảm sút. Thậm chí nếu hoạt động kinh doanh chuẩn bị đi đến phá sản, bạn vẫn có mặt trong danh sách đối tượng có nghĩa vụ nộp thuế.
2. Ngăn chặn các rắc rối về lưu lượng tiền mặt
Khi nhận ra mình không có đủ tiền để thanh toán các hoá đơn đến hạn, bạn hãy giảm tỷ lệ “xói mòn” tiền mặt ngay lập tức bằng việc cắt giảm chi phí tới mức thấp nhất. Sau đó, chuẩn bị dự án tiền mặt ngắn hạn và chuẩn bị ngay những nhu cầu cấp thiết của bạn. Lên danh sách những khoản tiền người khác nợ bạn và thu hồi về càng nhiều càng tốt. Từ số tiền này, bạn hãy ưu tiên chi trả cho những khoản cần thiết như thuế và các chi phí quan trọng, tuy nhiên bạn có thể hoãn chi trả những hoá đơn khác như của nhà cung cấp hay các chủ nợ lớn.
3. Tránh những khoản thanh toán ưu đãi cho các chủ nợ
Luật phá sản có những quy định chặt chẽ về việc thanh toán các khoản nợ. Nó được gọi là những “khoản thanh toán ưu đãi”.
Nếu bạn đệ đơn xin bảo hộ phá sản, thì tất cả các khoản nợ của bạn trong vòng một năm trước khi đệ đơn sẽ được các chủ nợ phân tích kỹ lưỡng để chắc chắn rằng không xảy ra trường hợp một vài chủ nợ nào đó sẽ được thanh toán toàn bộ, trong khi những người khác không nhận được chút nào hay chỉ nhận được một phần nhỏ mà thôi.
Ngoài việc phá sản, nếu bạn đi vay đồng thời cầm cố hay ký quỹ tài sản, các chủ nợ sẽ hoàn toàn có quyền quyết định đối với tài sản đó, tuy nhiên về phương diện pháp lý, bạn có thể thanh toán cho một chủ nợ không có bảo đảm tài sản trước các chủ nợ khác.
4. Đừng nói dối về các khoản nợ
Khi hoạt động kinh doanh bắt đầu gặp phải những vấn đề tài chính, có thể bạn sẽ nghĩ ngay đến việc vay mượn tiền. Nhưng trước khi làm điều này, bạn cần cân nhắc một cách cẩn trọng về khoản vay: liệu nó có thể khiến cho hoạt động kinh doanh phục hồi trong tương lai, hay nó chỉ làm cho vấn đề nợ nần của bạn trở nên trầm trọng hơn.
Nếu bạn vẫn quyết định tìm kiếm một khoản vay mới, hãy thẳng thắn nói ra tình hình tài chính của công ty mình, bởi khi bạn bóp méo các khoản nợ để mong có được một khoản vay mới, thì theo các quy định pháp luật, bạn đã có hành vi gian lận trong các hoạt động tài chính. Điều này khiến bạn phải chịu trách nhiệm pháp lý về các khoản nợ, thậm chí ngay cả trong trường hợp bạn bị phá sản. Có thể thấy rằng, khi dính líu đến những đồng vốn vay mượn, các khoản nợ có thể gây phiền phức cho bạn trong nhiều năm.
5. Đừng vay mượn từ Quỹ trợ cấp, lương hưu của công ty
Rất nhiều quỹ trợ cấp lương hưu không cho phép bạn vay mượn tiền (hay lấy tiền) từ quỹ. Nếu bạn làm như vậy, bạn có thể bị phạt lên đến 115% khoản tiền vay. Tồi tệ hơn, quỹ này do đó sẽ không đảm bảo theo quy định, đồng nghĩa với việc mọi hoạt động rút tiền sẽ bị nghiêm cấm, bạn phải chịu thuế thu nhập và khoản tiền phạt chậm thanh toán.
Một số quỹ khác của công ty cho phép bạn vay mượn tiền vì những mục đích đã được thông qua, nhưng bạn hãy suy xét kỹ lưỡng trước khi làm việc này: số tiền dự trữ phòng ngừa rủi ro sẽ nhỏ hơn và nếu thất bại trong việc hoàn trả khoản vay này, bạn có thể kết thúc với trách nhiệm thanh toán thuế thu nhập trên khoản tiền đã rút và chịu phạt thêm khoản tiền 10% – 25% số tiền vay.
6. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ các hãng bảo hiểm
Nếu hoạt động kinh doanh của bạn phải tái cơ cấu tổ chức theo đúng quy định của luật pháp, thì bạn có thể có một quãng thời gian khó khăn để tìm kiếm sự đồng thuận từ các hãng bảo hiểm sẵn lòng giúp đỡ phục hồi hoạt động kinh doanh của bạn hay đề ra một chính sách mới.
Vì vậy, nếu bạn đang lên kế hoạch tìm kiếm sự bảo hộ phá sản, hãy chắc chắn rằng mình có khoản tiền bảo hiểm đảm bảo chi trả trong ít nhất 12 tháng sắp tới. Bạn sẽ cần tiền để thanh toán những khoản nợ đến hạn, và miễn là bạn trả phí bảo hiểm, các hãng bảo hiểm sẽ không thể từ chối chi trả cho bạn. Nhờ vậy, bạn có thể tận hưởng chút ít thư thái trong tâm hồn để tiếp tục hoạt động kinh doanh của mình.
7. Hãy cẩn thận khi chuyển nhượng các tài sản kinh doanh
Đôi lúc, vì sự liều lĩnh, bạn sẽ cố bảo vệ tài sản bằng việc che giấu chúng. Khi các chủ nợ truy tìm những tài sản được che giấu này thì kế sách trên xem ra không hiệu quả và có thể khiến bạn bị kết tội biển thủ tài chính.
Đặc biệt, bạn không nên:
– Chuyển tài sản sang cho bạn bè hay người thân nhằm thoát khỏi sự kê biên của các chủ nợ hay của toà phá sản.
– Che đậy tài sản và doanh thu khi được cơ quan chức năng yêu cầu thông báo.
8. Đừng hoảng loạn về những động sản hay bất động sản đi thuê
Nếu bạn tuyên bố phá sản, các công ty cho thuê tài sản không thể sử dụng việc phá sản để bào chữa cho việc ngừng cung cấp dịch vụ và thu hồi tài sản, mặc dù họ có thể yêu cầu bạn đưa ra những tài sản thế chấp hợp lý để đảm bảo lòng tin.
Tương tự như vậy, miễn là bạn tiếp tục trả tiền thuê, những người cho thuê không thể từ chối bạn được. Đừng hoảng sợ bởi những điều khoản thường được ghi vào hợp đồng thuê thương mại là bạn sẽ tự động bị đặt vào tình trạng vỡ nợ đối với bên cho thuê, nếu bạn đệ đơn xin phá sản. Những điều khoản như vậy thường không có hiệu lực pháp lý bắt buộc thi hành (nhưng có thể bắt buộc đối với người thuê lại và người được uỷ quyền).
9. Quan tâm đến việc trả lại một số tài sản đi thuê
Nếu bạn đang đi thuê tài sản, thiết bị và bạn chắc chắn rằng sẽ không muốn giữ chúng sau khi đệ đơn xin phá sản, bạn hãy nghĩ đến việc trả lại cho công ty cho thuê trước khi nộp đơn.
Nếu bạn làm như vậy với những thiết bị có giá trị thấp hơn những gì bạn nợ theo hợp đồng thuê, bạn sẽ có lợi rất nhiều bởi khi phá sản, sự thiếu hụt này sẽ có mặt trong danh sách những khoản nợ bạn phải trả.
Mặt khác, nếu bạn muốn giữ lại những tài sản đi thuê, bạn sẽ cần thanh toán tiền thuê đúng hạn và trách nhiệm này sẽ không được giải quyết trong quá trình bảo hộ phá sản
Rắc rối tài chính là “mớ bòng bong” mà không một công ty nào muốn vướng vào, nhất là trong các cuộc giao thương quốc tế.
Hoạt động kinh doanh ngày càng mở rộng, những hợp đồng mua bán thường có giá trị hàng triệu USD và rắc rối tài chính dường như đang trở thành người bạn song hành. Sai một ly, đi một dặm. Một “sơ sẩy” tài chính cũng có thể khiến công ty đến gần bờ vực của sự phá sản. Hy vọng là với những lời khuyên trên đây, bạn sẽ không để một rắc rối tài chính nhỏ trở thành cuộc khủng hoảng tài chính lớn ở doanh nghiệp mình.
(Thao Anet)

Phỏng vấn giữ chân nhân viên

Quá trình tìm kiếm nhân tài phù hợp cùng doanh nghiệp không phải lúc nào cũng là một chặng đường bằng phẳng. Tìm được nhân tài đã khó, gắn kết họ lâu dài cùng doanh nghiệp lại là một câu chuyện khác.
“Phỏng vấn giữ chân nhân viên”là một giải pháp không chỉ làm giảm tỷ lệ thôi việc mà còn giúp nhà lãnh đạo tìm ra nguyên nhân khiến một nhân viên từ chối gắn bó với doanh nghiệp.
Định nghĩa Phỏng vấn giữ chân nhân viên khác với “Phỏng vấn trước nghỉ việc” thường được thực hiện sau khi nhân viên thông báo quyết định thôi việc,“Phỏng vấn giữ chân nhân viên” sẽ là động thái được các nhà quản trị chủ động thực hiện để giữ chân nhân tài khi nhận thấy nhân viên có dấu hiệu thể hiện ý định thôi việc.
Forbes định nghĩa hình thức phỏng vấn này như một buổi trò chuyện, đúc kết quá trình hợp tác làm việc giữa nhà quản lý và nhân viên. Trong buổi phỏng vấn, người quản lý lắng nghe nhiều hơn đưa ra ý kiến để nhân viên thể hiện các suy nghĩ về doanh nghiệp.

3 lý do thực hiện Phỏng vấn giữ chân nhân viên
- Giúp nhà lãnh đạo nhận ra yếu tố cụ thể nào cần thay đổi, cải tiến trong doanh nghiệp
- Xác định yếu tố nào thật sự quan trọng có thể giữ chân được nhân tài
- Gắn kết nhân viên lâu dài cùng doanh nghiệp, giảm tỷ lệ thôi việc và chi phí liên quan

Những câu hỏi áp dụng
Khi vai trò của nhà lãnh đạo trong buổi phỏng vấn là lắng nghe, việc lựa chọn các câu hỏi phù hợp để nhân viên chia sẻ khúc mắc một cách thẳng thắng cần được cân nhắc thận trọng.
Bạn yêu thích điều gì nhất ở công việc này? Yếu tố nào có thể khiến bạn thay đổi quyết định?
Bạn nghĩ bản thân đã tác động đến doanh nghiệp và mang đến sự thay đổi như thế nào?
Suy nghĩ của bạn về những đánh giá hiệu quả công việc đã được nhận? Bạn có nghĩ năng lực của bản thân được nhìn nhận một cách công bằng?
Nếu có thể, điều bạn đặc biệt muốn thay đổi trong vị trí hiện tại là gì? Bạn sẽ làm nên sự thay đổi như thế nào?
Bạn có cảm thấy mình được trao quyền quyết định trong công việc? Công ty có thể làm gì để nâng cao sự cân bằng giữa công việc – cuộc sống?
Ứng viên tiềm năng có thể xuất hiện rất nhiều trên thị trường lao động, tuy nhiên rất khó để tìm ra nhân tố thật sự phù hợp với doanh nghiệp chỉ trong “một sớm một chiều”. “Phỏng vấn giữ chân nhân viên” nếu được đầu tư và thực hiện đúng hướng sẽ là giải pháp hiệu quả giải quyết bài toán giữ chân nhân tài.
_CareerBuilder_

16 kỹ năng làm nên thành công của nhà quản lý

Harvard Business Review (HBR) vừa thực hiện khảo sát lấy ý kiến từ 332,860 nhà lãnh đạo cũng như nhân viên và cộng sự của họ về kỹ năng có ảnh hưởng lớn nhất đến thành công của một người dẫn đầu. Dựa vào 16 yếu tố được HBR đưa ra, các thành viên tham gia khảo sát sẽ đánh giá lựa chọn 4 kỹ năng mà họ cho là “mấu chốt quyết định”. Nếu như những nhà quản lý cấp trung thường tập trung hoàn thiện kết quả công việc cho mục tiêu đề ra, thì điều mà các nhà quản lý cấp cao cần chú trong là phát triển một tầm nhìn chiến lược cho toàn bộ vấn đề. Dù vậy, nhà lãnh đạo tại bất cứ cấp bậc nào cũng cần sở hữu những kỹ năng cơ bản tương đồng để vận hành doanh nghiệp một cách hiệu quả.
Những lựa chọn được đưa ra không chỉ phụ thuộc vào cấp bậc mà còn chịu ảnh hưởng bởi tính chất nghề nghiệp và môi trường làm việc của người tham gia khảo sát. Tuy vậy, các kỹ năng được lựa chọn vẫn rất đồng nhất với nhau và trong số 16 lựa chọn, 7 vị trí dẫn đầu là những kỹ năng cần vận dụng thường xuyên hơn cả so với 9 kỹ năng còn lại.

Trong quá trình vận hành doanh nghiệp và thăng tiến trên “con đường” lãnh đạo, những kỹ năng “chủ chốt” nhà lãnh đạo cần sở hữu sẽ không có thay đổi đáng kể. Bảy năng lực đứng vị trí cao trong bảng xếp hạng sẽ thay đổi vị trí cho nhau khi nhà lãnh đạo phát triển lên cấp bậc cao hơn.

Đối với các quản lý cấp trung (Middle Manager), khi được hỏi về năng lực cần chú trọng nhất, câu trả lời của họ là năng lực giải quyết vấn đề.
Trong khu vực cấp bậc quản lý cao hơn (Senior Manager), ngoài giải quyết vấn đề hiệu quả, năng lực hành xử một cách cương nghị, thể hiện quyền lực lãnh đạo một cách phù hợp được bổ sung vào các lựa chọn.
Đặc biệt, kỹ năng phát triển một tầm nhìn chiến lược chỉ được ưu ái xuất hiện trong các lựa chọn ưu tiên của các lãnh đạo cấp cao (Top Executive).
Ở tại cấp bậc nào, nhà lãnh đạo cũng cần ý thức phát triển đồng đều tất cả các năng lực. Không thể lấy lý do: “Tôi không giữ cương vị điều hành toàn bộ doanh nghiệp nên không cần chú trọng năng lực phát triển tầm nhìn chiến lược” Trước khi muốn cấp trên tin tưởng giao phó các vị trí quan trọng, ngoài việc hoàn thiện các kỹ năng hiện tại, cần định hướng và không ngừng chinh phục các kỹ năng cần sở hữu trong tương lai để có thể trở thành nhà lãnh đạo tài ba nhất.

(Nguồn hình: Harvard Business Review)
CareerBuilder lược dịch