Hiển thị các bài đăng có nhãn Kiến thức. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kiến thức. Hiển thị tất cả bài đăng

Bóc Mẽ Những Chiêu Bài Marketing

Không phải ai cũng biết Heineken và Amazon dùng logo có hình mặt cười, menu nhà hàng được thiết kế bắt mắt vì sao, lý do gì siêu thị thường đặt quầy rau củ ngay tầm mắt khách.
1. Heineken và Amazon sử dụng logo có ẩn chứa mặt cười để gây thiện cảm với khách hàng
Không phải ai cũng nhận ra 3 chữ e trong logo của Heineken được thiết kế như thể chúng đang mỉm cười. Theo John Clarke, Giám đốc phụ trách liên lạc tòan cầu của hãng, những mặt cười trên logo sẽ tạo ra 1 hình ảnh thân thiện hơn cho thương hiệu.
Tương tự với cách làm của Heineken, thiết kế logo Amazon của Turner Duckworth cũng giúp cho đại gia trong lĩnh vực thương mại điện tử này chiếm được cảm tình của khách hàng, nhờ vào hình ảnh mũi tên vàng được cách điệu giống với hình ảnh môi cười. “Nếu logo biết mỉm cười, ắt thương hiệu sẽ trở nên gần gũi hơn”, phát ngôn của Freddy Heineken, Cựu chủ tịch của một trong những thương hiệu bia lớn nhất thế giới phần nào khẳng định tầm quan trọng của ý tưởng logo mặt cười.
2. Linh vật mang hình dạng con người được sử dụng hòng gia tăng sức thuyết phục của sản phẩm
Các nghiên cứu chỉ ra rằng các nhân vật được in lên bao bì sản phẩm có một sự tác động nhất định tới cảm xúc của người tiêu dùng. Chúng khiến cho người tiêu dùng cảm thấy họ không đơn thuần là mua một món hàng, mà hơn thế, họ mua được một người bạn. Theo Mike Siemienas, Giám đốc quan hệ truyền thông của hãng General Mills, các linh vật bên cạnh việc góp phần tạo hình ảnh riêng cho các nhãn hàng, còn giúp cho các sản phẩm trở nên có cá tính cũng như thổi hồn vào thương hiệu.
boc-me-nhung-chieu-bai-marketing-ma-nguoi-ban-hang-ngam-dan-dat-ban-1
3. Các nhân vật trên bao bì có xu hướng giao tiếp bằng mắt với người tiêu dùng
Theo một nghiên cứu khác từ đại học Cornell, Hoa Kỳ, 2/3 số linh vật in trên bao bì của các hãng ngũ cốc có xu hướng được tạo hình như thể đang nhìn xuống. Bằng cách thiết kế này, sản phẩm sẽ tạo ra được thiện cảm và sự trung thành đối với nhóm khách hàng trẻ em.
Một thí nghiệm đã được áp dụng trên thiết kế bao bì của sản phẩm ngũ cốc Trix khi linh vật chú thỏ đại diện cho thương hiệu xuất hiện trong 2 phong cách giao tiếp bằng mắt khác nhau : có và không. Kết quả, chỉ số tin cậy của thương hiệu tăng 16% trong khi chỉ số về tính kết nối với khách hàng tăng tới 28% khi người tiêu dùng được chiêm ngưỡng phiên bản chú thỏ có sử dụng giao tiếp bằng mắt so với phiên bản còn lại.
boc-me-nhung-chieu-bai-marketing-ma-nguoi-ban-hang-ngam-dan-dat-ban-2
4. Thực đơn được thiết kế để kích thích doanh số
Chuỗi nhà hàng IHOP đã tái thiết kế thực đơn của mình theo phong cách rõ ràng,gợi cảm,giàu hình ảnh và kết quả là họ thắng lớn. Ý tưởng này thực tế giúp cho thực khách ăn ngon miệng và dễ tiêu hóa hơn, dẫn tới việc họ sẽ gọi thêm món. Kể từ khi áp dụng chiến thuật này từ tháng 6/2013, doanh số của IHOP liên tục tăng.
boc-me-nhung-chieu-bai-marketing-ma-nguoi-ban-hang-ngam-dan-dat-ban-3
5. Mùi hương hấp dẫn người tiêu dùng
Mùi hương dễ chịu kích thích người tiêu dùng và sẽ khiến họ chi nhiều tiền hơn cho việc mua sắm. Chuỗi siêu thị cấp cao Bloomingdale’s là ví dụ điển hình cho bí quyết này. Bên cạnh đó,nhiều hãng thời trang như Hugo Boss cũng đã tạo ra riêng cho mình một mùi hương đặc trưng, qua đó thúc đẩy doanh số bán hàng.
boc-me-nhung-chieu-bai-marketing-ma-nguoi-ban-hang-ngam-dan-dat-ban-4
6. Rau và hoa quả thực chất là cách kích thích người tiêu dùng sử dụng đồ ăn nhanh
Gần như các chuỗi siêu thị lớn đều đặt mặt hàng rau và hoa quả ở điểm người tiêu dùng bắt đầu bước vào. Đây hoàn toàn không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên mà đã được tính toán rất kỹ. Bởi chính những mặt hàng này khiến người tiêu dùng cảm thấy họ đã tiêu thụ những thứ có lợi cho sức khỏe. Và việc những khách hàng nói trên ngay sau đó mua những sản phẩm như bánh ngọt, khoai tây chiên hay đồ uống có ga cũng sẽ không có ảnh hưởng gì.
7. Tăng giá trước rồi giảm giá sau để đánh lạc hướng người tiêu dùng
Rất đơn giản, các nhãn hàng chủ động đẩy giá sản phẩm lên một mức cao rồi thông qua các chiến dịch khuyến mãi để đưa giá sản phẩm về đúng với ý của mình. Bằng chiêu thức này, người tiêu dùng cảm thấy họ đã mua được sản phẩm ở mức giá rẻ hơn.
8. Không gửi ngay hóa đơn cho người tiêu dùng
Ví dụ sinh động nhất cho chiến thuật này chính là người khổng lồ trong lĩnh kinh doanh sản phẩm âm nhạc trực tuyến – Apple. Apple sẽ bắt khách hàng của mình phải chờ từ vài giờ đồng hồ cho tới vài ngày rồi mới gửi hóa đơn cho việc mua sắm của khách hàng. Lý giải cho sự “chậm trễ” này, trang báo Wired cho hay Apple muốn các khách hàng lỡ mua phải những sản phẩm âm nhạc tồi cảm thấy bớt tiếc tiền cho quyết định “dại dột” của mình.
9. Các quán bar, nhà hàng không đưa ký hiệu tiền tệ vào thực đơn
Bằng cách làm này, các địa điểm ăn uống đã đánh lạc hướng người tiêu dùng và khiến họ “quên mất” rằng họ đang tiêu tiền. Nghiên cứu của đại học Cornell cho thấy, thực khách có xu hướng tiêu nhiều tiền hơn khi các ký hiệu tiền tệ biến mất trên thực đơn nhà hàng.
10. Thu hút khách hàng thông qua việc cho họ tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm
Theo báo cáo từ Học viện công nghệ California, người tiêu dùng sẽ sẵn sàng trả nhiều hơn tối đa 50% cho mặt hàng họ có thể tiếp xúc trước khi mua. Trong xu thế phát triển của mua sắm trực tuyến, người tiêu dùng vẫn sẵn sàng chi tiền cho việc mua sắm tại các cửa hàng truyền thống bởi họ có thể trực tiếp cảm nhận sản phẩm trước khi đưa ra quyết định.
11. Các bản nhạc có tiết tấu chậm giúp kéo khách hàng nán lại lâu hơn cũng như tăng tính cảm xúc với thương hiệu
Một nghiên cứu tại Scotland cho thấy thực khách chi nhiều tiền hơn khi các bản nhạc chậm được phát, và điều ngược lại xảy ra đối với các ca khúc có tiết tấu nhanh, mạnh. Đây có lẽ là lý do chuỗi cửa hàng Starbucks chỉ phát nhạc jazz, cũng như các cửa hàng thực phẩm chỉ ưa chuộng các bản nhạc chậm rãi. Ngược lại, những bản nhạc có tiết tấu nhanh lại kích thích người tiêu dùng đưa ra quyết định nhanh chóng về sản phẩm.

Nguồn: Theo Zing

Quảng cáo trên Youtube - Bí ẩn bạn cần biết

Nếu chúng ta hỏi nhiều người trong ngành là tại sao chúng ta làm viral, chúng ta sẽ nhận được câu trả lời là nó rẻ hoặc đôi khi là miễn phí. Thật ra thì trên đời này chả có gì miễn phí cả. Trước hết, hãy nói lại về khái niệm viral. Tôi rất ghét cái từ này vì nó được các “chuyên gia” dùng nó hết sức tùy tiện. Học viên tôi khi báo cáo tốt nghiệp hay nói rằng “em sẽ làm một viral clip”. Tôi trả lời: “Chúc em may mắn. Và đừng nói là em làm viral clip đến khi nào nó được 1 triệu view và cứ sao 1000 view thì có một share. Lúc đó hãy quay lại và nói với tôi là em đã làm Viral clip”. Bạn hình dung làm viral clip rồi bỏ lên youtube cứ như bạn ném một hạt cát vào sa mạc và hy vọng có người tìm ra nó.Theo như báo cáo của Millward Brown thì tiềm năng được “viral” của quảng cáo là cực kỳ nhỏ bởi đơn giản không ai thích xem … quảng cáo. Và khi phân tích những clip viral thành công, Millward Brown phát hiện ra rằng nó đều được … mua quảng cáo.

Nghĩa là Youtube sẽ không làm miễn phí giúp bạn. Nghĩa là nội dung của bạn cần phải có một điểm bùng phát, nó cần phải được quảng cáo trước đã. Nếu bạn không có tiền mua quảng cáo trên VTV mà muốn đem nó bỏ miễn phí trên youtube, hãy xem lại! Clip ca nhạc của Văn Mai Hương cho “Chợ Tốt” là một ví dụ. Hoàn toàn không miễn phí, youtube giờ cũng là một kênh truyền thông như VTV và họ sẽ tìm cách moi tiền của bạn nếu bạn muốn clip bạn “viral”.
quang-cao-tren-youtube-co-don-gian-mien-phi-nhu-ban-tuong-1
Điều thứ hai dễ nhận ra hầu hết các clip viral trước hết nó phải là những TVC cực hay. Chúng ta không thể thỏa hiệp về chất lượng sản xuất cũng như ý tưởng. Nếu bạn cho rằng tôi không có tiền làm TVC nên tôi làm Viral clip, tôi e rằng bạn đang tiếp cận sai vấn đề. Làm một cái clip hay bỏ lên Youtube rồi cho nó “viral” không hề rẻ. Tôi không tin những công ty digital không có đội ngũ sáng tạo và sản xuất có thể làm tốt viral clip. Nếu nhìn lại những clip hay được xem nhiều nhất trên Youtube, nó thuộc về những công ty quảng cáo sáng tạo. Điều cuối cùng, đó là việc clip đó được “share” như thế nào. Chúng ta chỉ “share” những gì tốt đẹp, những gì khiến cho chúng ta đẹp hơn trong mắt mọi người, điều gì để mọi người nói về chính chúng ta. Dùng những chiêu “shock”, “sex” để câu view nhưng khó mà câu “share” được. Hãy tạo ra một chủ đề, một điều gì đó có ý nghĩa thì khả năng “viral” của bạn sẽ cao hơn. Làm viral không phải là “em sẽ làm một viral clip”. Viral là kết quả của một đoạn quảng cáo xuất sắc, cộng với việc thông minh trong cách kể chuyện, cách tạo ra nội dung tích cực để được “share”, biết cách quảng bá và cả sự may mắn. Trên đời này chẳng có gì miễn phí cả!
Nguồn: Infon

Lãnh đạo và quản lý... Họ có thực sự khác nhau?


Những cuộc tranh luận về đề tài lãnh đạo và quản lý đã trở thành đầu đề bàn tán sôi nổi nhiều năm nay. Tôi thấy việc phân biệt giữa quản lý và lãnh đạo là khá hữu ích, giúp chúng ta thấu hiểu rõ ràng hơn về nghệ thuật lãnh đạo và điều chỉnh cách hành xử của chính chúng ta khi tự hỏi “Liệu ta có đang thực sự lãnh đạo?”. Vậy sự khác nhau giữa quản lý và lãnh đạo là gì?
“Có một sự khác biệt rất rõ nét giữa quản lý và lãnh đạo, và cả hai đều quan trọng. Quản lý nghĩa là dẫn dắt, hoàn thành công việc, chịu trách nhiệm và tiến hành. Lãnh đạo là tạo ảnh hưởng, là dẫn dắt định hướng về cách thức, tiến trình, hành động và quan điểm. Sự khác biệt này rất quan trọng” – Theo Warren Bennis.
Tôi thích quan điểm của Warren Bennis. Trong cuốn sách “Chân dung nhà lãnh đạo” (On becoming a Leader), ông mô tả cách nhìn nhận của mình về sự khác biệt giữa quản lý và lãnh đạo như sau:

Quản lý điều hành; lãnh đạo đổi mới
Quản lý là bản sao; lãnh đạo là bản gốc
Quản lý duy trì; lãnh đạo phát triển
Quản lý tập trung vào hệ thống và cấu trúc; lãnh đạo tập trung vào con người
Quản lý dựa vào sự kiểm soát; lãnh đạo khơi gợi sự tin tưởng
Quản lý chấp nhận thực tế; lãnh đạo điều tra thực tế
Quản lý có tầm nhìn hẹp; lãnh đạo có tầm nhìn rộng
Quản lý hỏi như thế nào và khi nào; lãnh đạo hỏi cái gì và tại sao
Quản lý tập trung kết quả cuối cùng; lãnh đạo quan tâm tới phạm vi rộng lớn bên ngoài
Quản lý làm theo; lãnh đạo khởi nguồn
Quản lý chấp nhận hiện trạng; lãnh đạo thách thức nó
Quản lý là một chiến sĩ giỏi; lãnh đạo là người của chính họ
Quản lý làm đúng việc; lãnh đạo làm việc đúng

Click vào đây để đăng ký khoá học HR MTP

Đây là một danh sách khá tuyệt và luôn khiến tôi luôn phải dừng lại suy ngẫm cách hành xử của mình và tự hỏi “Tôi đang dùng hầu hết thời gian của mình ở đâu? Làm công việc tay trái hay công việc tay phải?”
Một chuyên gia khác cũng có tầm ảnh hưởng lớn về sự khác biệt giữa quản lý và lãnh đạo là của John Kotter, tác giả của cuốn sách “John P. Kotter về những gì lãnh đạo thực sự làm” (John P. Kotter on What Leaders Really Do).

Trong cuốn sách này, John đã đưa ra các nhận xét sau:
“Lãnh đạo và quản lý là hai hệ thống hành động khác biệt và tương hỗ…Cả hai đều cần thiết cho sự thành công trong môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp và không ổn định”
“Hầu hết các công ty ở Mỹ ngày nay được quản lý quá mức và chưa được lãnh đạo đúng mức”
“Lãnh đạo mạnh với quản lý yếu thì không hề tốt hơn, và đôi khi thực sự tồi tệ hơn là lãnh đạo yếu với quản lý mạnh”
“Quản lý là đối mặt với sự phức tạp…Không có quản lý giỏi, các doanh nghiệp phức tạp sẽ trở nên hỗn loạn…Quản lý giỏi đem lại trật tự và sự thống nhất…”
“Lãnh đạo, ngược lại, là đối mặt với sự thay đổi…Nhiều thay đổi hơn luôn đòi hỏi nhiều sự lãnh đạo hơn.”
“Các công ty quản lý sự phức tạp bằng cách hoạch định và dự thảo ngân sách, bằng cách tổ chức và bố trí nhân viên, bằng việc kiểm soát và giải quyết vấn đề. Ngược lại, lãnh đạo một tổ chức đối với sự thay đổi là việc định hướng (phát triển tầm nhìn tương lai và chiến lược để đạt tầm nhìn ấy), liên kết mọi người, cùng với khích lệ và tạo động lực cho họ tiếp tục đi theo định hướng đúng
Tôi thích nhận xét của John Kotter khi ông nhận định “Lãnh đạo và quản lý là hai hệ thống hành động khác biệt và tương hỗ… Cả hai đều cần thiết cho sự thành công trong môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp và không ổn định”
Sự thật là cả lãnh đạo và quản lý đều quan trọng, chúng là hai hệ thống hành động khác biệt, đều cần thiết, mỗi bên thực hiện những công việc khác nhau.
Về chủ đề này, Jim Estill cũng đưa một câu trích dẫn hay trên blog của ông - “CEO Blog - Time Leadership”, trích dẫn từ một bài báo cũ của Abraham Zaleznik trên Harvard Business Review năm 1977, với tên Lãnh đạo – Quản lý:
“Sự khác biệt giữa quản lý và lãnh đạo nằm ở các khái niệm mà họ nắm giữ, sâu trong tinh thần, về sự lộn xộn và tính trật tự.
Quản lý nắm giữ quy trình, tìm kiếm sự ổn định và kiểm soát, và theo bản năng cố gắng giải quyết các vấn đề một cách nhanh chóng – đôi khi trước khi họ hiểu rõ ý nghĩa của một vấn đề. Lãnh đạo thì ngược lại, chịu đựng sự lộn xộn và thiếu cấu trúc và sẵn sàng trì hoãn việc kết thúc để thực sự hiểu các vấn đề một cách đầy đủ hơn.
Lãnh đạo doanh nghiệp có nhiều việc để làm như các nghệ sĩ, nhà khoa học và những người có tư duy sáng tạo khác, hơn cả những gì họ làm với các quản lý. Các tổ chức cần cả quản lý và lãnh đạo để thành công, nhưng để doanh nghiệp phát triển thì đòi hỏi cần giảm sự tập trung vào chiến lược, lý luận đồng thời nuôi dưỡng một môi trường cho phép sự sáng tạo và trí tưởng tượng có thể bung nở”.
Cuối cùng, chúng ta cần giỏi lãnh đạo trước và giỏi quản lý sau, “cái gì và tại sao”… rồi mới đến… “như thế nào và khi nào”!
Hãy ngẫm nghĩ về cách hành xử của bạn trong những tháng qua và tự hỏi:
Bạn thấy mình dùng hầu hết thời gian của mình ở đâu? Quản lý hay lãnh đạo?
Hai công việc quản lý nào có thể giao phó trong tuần này? Bạn cần tập trung cải thiện hai hành vi ứng xử nào để nâng cao tính lãnh đạo trong tuần này?


_Pace.edu_

Giải pháp gỡ rối tài chính cho doanh nghiệp

Rắc rối tài chính làm cho doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn: sản xuất bị đình trệ, nhân viên có thể bị sa thải hàng loạt, uy tín và vị thế đang có trên thị trường có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng…
Vì lẽ đó, rắc rối tài chính luôn là "cơn ác mộng" của các công ty. Tuy vậy, vấn đề nào cũng sẽ có cách giải quyết, các rắc rối tài chính vẫn có thể được giảm nhẹ, và việc này phụ thuộc phần lớn vào năng lực xử lý các tình huống tài chính của bạn – người chủ doanh nghiệp. Dưới đây là những cách sẽ giúp bạn phần nào khi gặp phải những rắc rối này.

1. Tuân thủ nghĩa vụ thuế
Quy tắc thứ nhất dành cho những công ty đang gặp rắc rối tài chính là hoàn thành đúng hạn việc đóng các khoản thuế theo luật định.
Nếu hoạt động kinh doanh của bạn thuộc hình thức doanh nghiệp cổ phần hay công ty trách nhiệm hữu hạn, và các cơ quan thuế có thẩm quyền phạt bạn vì lý do chậm nộp thuế, thì niềm tin của đối tác vào công ty bạn sẽ giảm sút. Thậm chí nếu hoạt động kinh doanh chuẩn bị đi đến phá sản, bạn vẫn có mặt trong danh sách đối tượng có nghĩa vụ nộp thuế.
2. Ngăn chặn các rắc rối về lưu lượng tiền mặt
Khi nhận ra mình không có đủ tiền để thanh toán các hoá đơn đến hạn, bạn hãy giảm tỷ lệ “xói mòn” tiền mặt ngay lập tức bằng việc cắt giảm chi phí tới mức thấp nhất. Sau đó, chuẩn bị dự án tiền mặt ngắn hạn và chuẩn bị ngay những nhu cầu cấp thiết của bạn. Lên danh sách những khoản tiền người khác nợ bạn và thu hồi về càng nhiều càng tốt. Từ số tiền này, bạn hãy ưu tiên chi trả cho những khoản cần thiết như thuế và các chi phí quan trọng, tuy nhiên bạn có thể hoãn chi trả những hoá đơn khác như của nhà cung cấp hay các chủ nợ lớn.
3. Tránh những khoản thanh toán ưu đãi cho các chủ nợ
Luật phá sản có những quy định chặt chẽ về việc thanh toán các khoản nợ. Nó được gọi là những “khoản thanh toán ưu đãi”.
Nếu bạn đệ đơn xin bảo hộ phá sản, thì tất cả các khoản nợ của bạn trong vòng một năm trước khi đệ đơn sẽ được các chủ nợ phân tích kỹ lưỡng để chắc chắn rằng không xảy ra trường hợp một vài chủ nợ nào đó sẽ được thanh toán toàn bộ, trong khi những người khác không nhận được chút nào hay chỉ nhận được một phần nhỏ mà thôi.
Ngoài việc phá sản, nếu bạn đi vay đồng thời cầm cố hay ký quỹ tài sản, các chủ nợ sẽ hoàn toàn có quyền quyết định đối với tài sản đó, tuy nhiên về phương diện pháp lý, bạn có thể thanh toán cho một chủ nợ không có bảo đảm tài sản trước các chủ nợ khác.
4. Đừng nói dối về các khoản nợ
Khi hoạt động kinh doanh bắt đầu gặp phải những vấn đề tài chính, có thể bạn sẽ nghĩ ngay đến việc vay mượn tiền. Nhưng trước khi làm điều này, bạn cần cân nhắc một cách cẩn trọng về khoản vay: liệu nó có thể khiến cho hoạt động kinh doanh phục hồi trong tương lai, hay nó chỉ làm cho vấn đề nợ nần của bạn trở nên trầm trọng hơn.
Nếu bạn vẫn quyết định tìm kiếm một khoản vay mới, hãy thẳng thắn nói ra tình hình tài chính của công ty mình, bởi khi bạn bóp méo các khoản nợ để mong có được một khoản vay mới, thì theo các quy định pháp luật, bạn đã có hành vi gian lận trong các hoạt động tài chính. Điều này khiến bạn phải chịu trách nhiệm pháp lý về các khoản nợ, thậm chí ngay cả trong trường hợp bạn bị phá sản. Có thể thấy rằng, khi dính líu đến những đồng vốn vay mượn, các khoản nợ có thể gây phiền phức cho bạn trong nhiều năm.
5. Đừng vay mượn từ Quỹ trợ cấp, lương hưu của công ty
Rất nhiều quỹ trợ cấp lương hưu không cho phép bạn vay mượn tiền (hay lấy tiền) từ quỹ. Nếu bạn làm như vậy, bạn có thể bị phạt lên đến 115% khoản tiền vay. Tồi tệ hơn, quỹ này do đó sẽ không đảm bảo theo quy định, đồng nghĩa với việc mọi hoạt động rút tiền sẽ bị nghiêm cấm, bạn phải chịu thuế thu nhập và khoản tiền phạt chậm thanh toán.
Một số quỹ khác của công ty cho phép bạn vay mượn tiền vì những mục đích đã được thông qua, nhưng bạn hãy suy xét kỹ lưỡng trước khi làm việc này: số tiền dự trữ phòng ngừa rủi ro sẽ nhỏ hơn và nếu thất bại trong việc hoàn trả khoản vay này, bạn có thể kết thúc với trách nhiệm thanh toán thuế thu nhập trên khoản tiền đã rút và chịu phạt thêm khoản tiền 10% – 25% số tiền vay.
6. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ các hãng bảo hiểm
Nếu hoạt động kinh doanh của bạn phải tái cơ cấu tổ chức theo đúng quy định của luật pháp, thì bạn có thể có một quãng thời gian khó khăn để tìm kiếm sự đồng thuận từ các hãng bảo hiểm sẵn lòng giúp đỡ phục hồi hoạt động kinh doanh của bạn hay đề ra một chính sách mới.
Vì vậy, nếu bạn đang lên kế hoạch tìm kiếm sự bảo hộ phá sản, hãy chắc chắn rằng mình có khoản tiền bảo hiểm đảm bảo chi trả trong ít nhất 12 tháng sắp tới. Bạn sẽ cần tiền để thanh toán những khoản nợ đến hạn, và miễn là bạn trả phí bảo hiểm, các hãng bảo hiểm sẽ không thể từ chối chi trả cho bạn. Nhờ vậy, bạn có thể tận hưởng chút ít thư thái trong tâm hồn để tiếp tục hoạt động kinh doanh của mình.
7. Hãy cẩn thận khi chuyển nhượng các tài sản kinh doanh
Đôi lúc, vì sự liều lĩnh, bạn sẽ cố bảo vệ tài sản bằng việc che giấu chúng. Khi các chủ nợ truy tìm những tài sản được che giấu này thì kế sách trên xem ra không hiệu quả và có thể khiến bạn bị kết tội biển thủ tài chính.
Đặc biệt, bạn không nên:
– Chuyển tài sản sang cho bạn bè hay người thân nhằm thoát khỏi sự kê biên của các chủ nợ hay của toà phá sản.
– Che đậy tài sản và doanh thu khi được cơ quan chức năng yêu cầu thông báo.
8. Đừng hoảng loạn về những động sản hay bất động sản đi thuê
Nếu bạn tuyên bố phá sản, các công ty cho thuê tài sản không thể sử dụng việc phá sản để bào chữa cho việc ngừng cung cấp dịch vụ và thu hồi tài sản, mặc dù họ có thể yêu cầu bạn đưa ra những tài sản thế chấp hợp lý để đảm bảo lòng tin.
Tương tự như vậy, miễn là bạn tiếp tục trả tiền thuê, những người cho thuê không thể từ chối bạn được. Đừng hoảng sợ bởi những điều khoản thường được ghi vào hợp đồng thuê thương mại là bạn sẽ tự động bị đặt vào tình trạng vỡ nợ đối với bên cho thuê, nếu bạn đệ đơn xin phá sản. Những điều khoản như vậy thường không có hiệu lực pháp lý bắt buộc thi hành (nhưng có thể bắt buộc đối với người thuê lại và người được uỷ quyền).
9. Quan tâm đến việc trả lại một số tài sản đi thuê
Nếu bạn đang đi thuê tài sản, thiết bị và bạn chắc chắn rằng sẽ không muốn giữ chúng sau khi đệ đơn xin phá sản, bạn hãy nghĩ đến việc trả lại cho công ty cho thuê trước khi nộp đơn.
Nếu bạn làm như vậy với những thiết bị có giá trị thấp hơn những gì bạn nợ theo hợp đồng thuê, bạn sẽ có lợi rất nhiều bởi khi phá sản, sự thiếu hụt này sẽ có mặt trong danh sách những khoản nợ bạn phải trả.
Mặt khác, nếu bạn muốn giữ lại những tài sản đi thuê, bạn sẽ cần thanh toán tiền thuê đúng hạn và trách nhiệm này sẽ không được giải quyết trong quá trình bảo hộ phá sản
Rắc rối tài chính là “mớ bòng bong” mà không một công ty nào muốn vướng vào, nhất là trong các cuộc giao thương quốc tế.
Hoạt động kinh doanh ngày càng mở rộng, những hợp đồng mua bán thường có giá trị hàng triệu USD và rắc rối tài chính dường như đang trở thành người bạn song hành. Sai một ly, đi một dặm. Một “sơ sẩy” tài chính cũng có thể khiến công ty đến gần bờ vực của sự phá sản. Hy vọng là với những lời khuyên trên đây, bạn sẽ không để một rắc rối tài chính nhỏ trở thành cuộc khủng hoảng tài chính lớn ở doanh nghiệp mình.
(Thao Anet)

Phỏng vấn giữ chân nhân viên

Quá trình tìm kiếm nhân tài phù hợp cùng doanh nghiệp không phải lúc nào cũng là một chặng đường bằng phẳng. Tìm được nhân tài đã khó, gắn kết họ lâu dài cùng doanh nghiệp lại là một câu chuyện khác.
“Phỏng vấn giữ chân nhân viên”là một giải pháp không chỉ làm giảm tỷ lệ thôi việc mà còn giúp nhà lãnh đạo tìm ra nguyên nhân khiến một nhân viên từ chối gắn bó với doanh nghiệp.
Định nghĩa Phỏng vấn giữ chân nhân viên khác với “Phỏng vấn trước nghỉ việc” thường được thực hiện sau khi nhân viên thông báo quyết định thôi việc,“Phỏng vấn giữ chân nhân viên” sẽ là động thái được các nhà quản trị chủ động thực hiện để giữ chân nhân tài khi nhận thấy nhân viên có dấu hiệu thể hiện ý định thôi việc.
Forbes định nghĩa hình thức phỏng vấn này như một buổi trò chuyện, đúc kết quá trình hợp tác làm việc giữa nhà quản lý và nhân viên. Trong buổi phỏng vấn, người quản lý lắng nghe nhiều hơn đưa ra ý kiến để nhân viên thể hiện các suy nghĩ về doanh nghiệp.

3 lý do thực hiện Phỏng vấn giữ chân nhân viên
- Giúp nhà lãnh đạo nhận ra yếu tố cụ thể nào cần thay đổi, cải tiến trong doanh nghiệp
- Xác định yếu tố nào thật sự quan trọng có thể giữ chân được nhân tài
- Gắn kết nhân viên lâu dài cùng doanh nghiệp, giảm tỷ lệ thôi việc và chi phí liên quan

Những câu hỏi áp dụng
Khi vai trò của nhà lãnh đạo trong buổi phỏng vấn là lắng nghe, việc lựa chọn các câu hỏi phù hợp để nhân viên chia sẻ khúc mắc một cách thẳng thắng cần được cân nhắc thận trọng.
Bạn yêu thích điều gì nhất ở công việc này? Yếu tố nào có thể khiến bạn thay đổi quyết định?
Bạn nghĩ bản thân đã tác động đến doanh nghiệp và mang đến sự thay đổi như thế nào?
Suy nghĩ của bạn về những đánh giá hiệu quả công việc đã được nhận? Bạn có nghĩ năng lực của bản thân được nhìn nhận một cách công bằng?
Nếu có thể, điều bạn đặc biệt muốn thay đổi trong vị trí hiện tại là gì? Bạn sẽ làm nên sự thay đổi như thế nào?
Bạn có cảm thấy mình được trao quyền quyết định trong công việc? Công ty có thể làm gì để nâng cao sự cân bằng giữa công việc – cuộc sống?
Ứng viên tiềm năng có thể xuất hiện rất nhiều trên thị trường lao động, tuy nhiên rất khó để tìm ra nhân tố thật sự phù hợp với doanh nghiệp chỉ trong “một sớm một chiều”. “Phỏng vấn giữ chân nhân viên” nếu được đầu tư và thực hiện đúng hướng sẽ là giải pháp hiệu quả giải quyết bài toán giữ chân nhân tài.
_CareerBuilder_

3 giải pháp kinh tế trong việc khen thưởng nhân viên

Lời giải nào cho bài toán cắt giảm chi phí?
Doanh nghiệp cần cân bằng ngân sách ra sao để tìm ra các ý tưởng khen thưởng, động viên nhân viên?
Một chút sáng tạo và tâm huyết nghề nghiệp sẽ là nền móng vững chắc nhất giúp các nhà quản lý xây dựng thành công hệ thống khen thưởng động viên nhân viên hiệu quả mà không gây tốn kém cho doanh nghiệp.





1. Định kỳ tuyên dương nhân viên xuất sắc.
Định kỳ hai tuần hoặc đều đặn hàng tháng, hãy chọn những gương mặt tiêu biểu và thông báo đến tập thể bằng nhiều cách: gửi email thông báo, trang trí bản tin nội bộ nêu tên các cá nhân nổi bật nhất, tổ chức họp nhóm để nhân viên xuất sắc chia sẻ thông tin, cảm nghĩ và phương pháp đạt được thành công.Thêm vào đó, hãy cân nhắc đến việc mở ngân sách đối với các thẻ quà tặng (xem phim, dự ca nhạc, ăn tối tại nhà hàng…). Phần thưởng đặc biệt này thay vì công bố hàng tháng sẽ được trao cho nhân viên xuất sắc nhất mỗi quý. Bên cạnh mục đích kéo dài sự nỗ lực nơi nhân viên, lựa chọn trên cũng đồng thời cắt giảm chi phí so với việc phải xuất ngân sách mỗi tháng.
2. Trao cho nhân viên các đặc quyền ưu tiên
Ví dụ: Nhân viên vượt chỉ tiêu và đạt doanh thu cao nhất cuối mỗi tháng sẽ được hưởng quyền lợi lựa chọn một ngày làm việc từ xa mà không cần trực tiếp đến công ty.
Điều cần lưu ý khi lựa chọn hình thức khen thưởng này là ban lãnh đạo phải đưa ra chỉ tiêu rõ ràng và chọn lọc những loại quyền lợi không gây ảnh hưởng đến năng suất làm việc.
Những đặc quyền dành cho các cấp lãnh đạo luôn tạo sự tò mò đồng thời cũng là động lực phấn đấu khiến nhân viên cấp dưới nỗ lực vươn lên. Bạn có nghĩ việc chia sẻ một trong những đặc quyền của mình đến nhân viên xuất sắc nhất là một ý kiến không tồi?

3. Để nhân viên cắt giảm khối lượng công việc theo ý muốn
Ai cũng có lúc cảm thấy chán nản với những công việc cần thực hiện hàng ngày. Bạn nghĩ sao nếu trao cho nhân viên đặc quyền được cắt giảm công việc ít ưa thích nhất và bạn – với cương vị quản lý sẽ giúp đỡ họ “gánh vác” trong khoảng thời gian một ngày/một tuần? Đây là một ý tưởng khá sáng tạo và có thể áp dụng tại bất kì doanh nghiệp lớn, nhỏ nào.
Tuy nhiên, để quy trình công tác không bị đảo lộn, ra quy định về giới hạn các công việc nhân viên có thể lựa chọn “cắt giảm” là điều cần thiết. Việc cấp trên cũng có thể trở thành một đồng nghiệp, hỗ trợ những công việc vốn là nhiệm vụ hàng ngày của nhân viên sẽ trở thành nguồn động viên vô cùng ấn tượng và tạo ra tâm lý thoải mái ở nhân viên.
Lời Kết
Khi chế độ ngân sách dành cho việc khen thưởng eo hẹp không cho phép lãnh đạo “vung tay” trao những phần thưởng mang giá trịvật chất cho các nhân viên đạt thành tích xuất sắc. Lúc này đây, những khích lệ tác động về tinh thần sẽ là giải pháp “cứu cánh” hợp lý nhất.

(Nguồn ảnh: Internet)
CareerBuilder Vietnam lược dịch